Bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết

By admin - Tháng Mười 25, 2018

Khách hàng có hỏi một câu như sau: Tôi đang có việc gấp nên đi hơi nhanh và đi từ trong ngõ ra, trời tối nên không nhìn rõ đường, đã lao thẳng vào anh C. Anh C vì tránh tôi đã đâm vào tường bao nhà ông A mới xây khiến tường bị xập. Ông A đòi tôi và anh C bồi thường nhưng anh C nói vì tránh tôi nên mới gây thiệt hại nên anh C không phải bồi thường. Xin hỏi trong trường hợp này ai phải bồi thường ?

Luật sư tư vấn:

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Theo thông tin bạn cung cấp: do lỗi của bạn đi nhanh và chuẩn bị đâm vào anh C. Anh C vì tránh bạn nên mới đâm hỏng tường bao nhà ông A. Do đó đây là tình thế cấp thiết, anh C vì tránh bạn đã gây một thiệt hại nhỏ hơn là làm đổ tường bao nhà ông A.

Điều 595 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình huống cấp thiết:

“1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình huống cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Anh C đã gây ra thiệt hại cho ông A trong tình thế cấp thiết nên anh không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho ông A theo quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Xác định người bồi thường thiệt hại cho ông A: Bạn cố tình lao ra đường mà không cẩn thận dù bạn hiểu rằng hành vi đó rất nguy hiểm. Rõ ràng, bạn không những đã có lỗi do vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mà còn là người gây ra tình thế cấp thiết. Trong trường hợp này,  Điều 595 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, bạn là người phải bồi thường thiệt hại cho ông A và hai người có thể tự thoả thuận với nhau về mức độ bồi thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *