Các loại hợp đồng được đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu

Các loại hợp đồng được đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu

By admin - Tháng Bảy 5, 2018

Các loại hợp đồng được đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu

Ngày 20/6/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 08/2018/TT-BTP về hướng dẫn đăng ký, cung cấp thông tin, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Theo đó, các loại hợp đồng được đăng ký theo yêu cầu bao gồm:
Hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên hoặc hợp đồng có thời hạn thuê tài sản dưới một năm, nhưng các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận về việc gia hạn và tổng thời hạn thuê (bao gồm cả thời hạn gia hạn) từ một năm trở lên;
Hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính;
Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm quyền đòi nợ hiện có hoặc quyền đòi nợ hình thành trong tương lai;
– Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký hợp đồng đã đăng ký tại các hợp đồng trên.
(Trừ hợp đồng mua tàu bay dân dụng, hợp đồng thuê tài chính đối với tàu bay, hợp đồng thuê mua tàu biển, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu biển…).
Thông tư 08/2018/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/8/2018.

10 loại tài sản được đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

1. Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương tiện giao thông đường sắt;

2. Tàu cá; các phương tiện giao thông đường thủy nội địa;

3. Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các hàng hóa khác, kim khí quý, đá quý;

4. Tiền Việt Nam, ngoại tệ;

5. Phần vốn góp trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp;

6. Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch; các khoản phải thu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân;

7. Các quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự, trừ quyền sử dụng đất;

8. Lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích khác thu được từ tài sản bảo đảm nêu tại Điều này; lợi tức thu được từ việc khai thác tàu bay, tàu biển; lợi tức thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; các khoản phải thu, các khoản phí mà chủ đầu tư thu được trong quá trình đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình;

9. Các động sản khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Dân sự;

10. Nhà ở, công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời không được chứng nhận quyền sở hữu quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Tags: ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *