Ưu điểm của mô hình đầu tư PPP
By admin - Tháng Mười Một 24, 2018
Theo điều 27 Luật đầu tư 2014, đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
Hình thức hợp tác PPP hiện nay:
Theo điều 10 của Nghị định 15/2015/NĐ-CP nguồn vốn có 2 loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư. Hiện nay có 5 hình thức hợp tác PPP phổ biến:
– Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.
– Mô hình thiết kế – xây dựng – tài trợ – vận hành DBFO (Design- Build – Finance – Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
– Mô hình xây dựng – vận hành – chuyển giao BT (Build – Transfer) là hình thức do công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước.
– Mô hình BTO (xây dựng – chuyển giao – vận hành) là mô hình sau khi xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sỏ hữu nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
– Mô hình xây dựng – sở hữu – vận hành BOO (Build – Own – Operate) là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình.
Ưu điểm của mô hình PPP:
– Thu hút ñược nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước cho phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công và thu hút được hàng trăm dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng trong các lĩnh vực: giao thông; xử lý nước thải; nhà máy điện; đường dây tải điện; cải tạo môi trường và các công trình công cộng khác.
– Vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công.
– Các mô hình này ra đời tạo khuôn khổ pháp lý cho thu hút các thành phần tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình kinh tế xã hội quan trọng khác.
– Việc tham gia của thành phần kinh tế tư nhân sẽ làm cho dự án quản lý có hiệu quả hơn, tránh được những tiêu cực trong hoạt động quản lý các dự án đầu tư từ nguồn vốn công; tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội khác.