Từ chối bảo hộ nhãn hiệu trong trường hợp nào

Từ chối bảo hộ nhãn hiệu trong trường hợp nào

By admin - Tháng Sáu 28, 2018

Từ chối bảo hộ nhãn hiệu trong trường hợp nào

Việc đăng ký nhãn hiệu, của các cá nhân, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được thuận lợi 100%, có nhiều trường hợp khi nhãn hiệu nộp đăng ký tại Cục SHTT. Trong thời gian thẩm định với đơn đăng ký doanh nghiệp đã tiến hành phát triển thương hiệu đã được nộp đơn đó. Sau một thời gian khi mà thương hiệu đã có một danh tiếng nhất định thì lại nhận được thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu. Như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí của các doanh nghiệp cá nhân. 

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để một nhãn hiệu được công nhận phải trải qua ít nhất 12 tháng thẩm định đơn đăng ký (thực tế trung bình là 18 tháng hoặc lâu hơn) với nhiều điều kiện phải đáp ứng trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký. Do đó các trường hợp bị từ chối sẽ bao gồm:

1. Đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu về hình thức

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, Cục SHTT sẽ xem xét về mặt hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu và có thể thông báo đơn không hợp lệ vì:

  • Đơn sai về mặt hình thức (không đúng mẫu, sai chính tả, tẩy xóa..)
  • Đơn không đủ số lượng yêu cầu và các tài liệu đi kèm (Hiện tại sẽ nộp 2 đơn và 5 mẫu nhãn hiệu. Một đơn và 5 mẫu nhãn sẽ được cục SHTT tiếp nhận, đơn còn lại sẽ được đóng dấu tiếp nhận và dán số đơn trả lại người nộp đơn để làm căn cứ sau này)
  • Đơn không có mô tả nhãn hiệu, không ghi rõ loại nhãn hiệu, phân nhóm đối với nhãn hiệu, thiếu tài liệu hưởng quyền ưu tiên….

2. Nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ

Các điều kiện mà nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ theo luật SHTT được quy định tại điều 73 bao gồm các trường hợp sau:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, dấu chứng nhận, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam và quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
  • Dấu hiệu mô tả cụ thể đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Đối với nhãn hiệu, đặc biệt phải mang tính chất phân biệt đối với các nhãn hiệu khác. Ví dụ đối với các trường hợp nhãn hiệu có 1 hoặc 2 chữ cái không có nghĩa, các nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm dịch vụ.

Hiệu một cách đơn giản thì nhãn hiệu không có tính sáng tạo, không mang tính phân biệt được các sản phẩm dịch vụ thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

3. Nhãn hiệu từ chối vì có nhãn tương tự đã được đăng ký trước hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước

Đây là lý do chính mà nhãn hiệu thường bị từ chối, có thể do vô tình hoặc cố tình mà các đơn khi nộp vào đều bị ra thông báo gây nhầm lẫn do trùng hoặc tương tự lẫn nhau. Với những nhãn hiệu như vậy chỉ có trường hợp nhãn hiệu nộp đơn sớm nhất hoặc có ngày ưu tiên sớm nhất là sẽ được đăng ký bảo hộ.

Tại cục SHTT, bộ phận thẩm định sẽ đưa ra đánh giá về việc nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không. Đôi khi việc đưa ra đánh giá cũng phụ thuộc chủ quan vào chuyên viên thẩm định. Tuy nhiên không vì thế mà nhãn hiệu này sẽ được đăng ký nếu chuyên viên thẩm định thấy có thể đăng ký được. Ngoài việc thẩm định nội dung nhãn hiệu còn được công bố trên website của cục SHTT và các báo sở hữu công nghiệp. Bất cứ đơn vị, cá nhân nào thấy nhãn hiệu có khả năng tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn của mình đã đăng ký hoặc được hưởng quyền ưu tiên đều có quyền khiếu nại để nhãn hiệu bị từ chối.

Do vậy bản chất nhãn hiệu có đăng ký được hay không phụ thuộc vào khả năng phân biệt của nhãn hiệu và đối chứng của nhãn hiệu đó. Nhiều đơn vị đăng ký nhãn hiệu đưa ra cam kết “nhãn hiệu không bị từ chối” đều là các cam kết không có cơ sở. Đơn giản bởi vì các tổ chức Sở hữu trí tuệ chỉ có thể giúp đỡ người đăng ký ở thủ tục cũng như việc tra cứu (cao hơn là khiếu nại quyết định từ chối) chứ thực chất việc có đăng ký được hay không đều phụ thuộc bản thân nhãn hiệu, các đối chứng và những nội dung đã nêu ở trên.

Sau tất cả khi tiến hành đăng ký một nhãn hiệu, chủ đơn luôn mong muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ với mục đích để khách hàng luôn nhớ tới logo, thương hiệu của mình để việc kinh doanh thuận tiện hơn. Nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *