Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

By admin - Tháng Mười 31, 2018

Người không có tội là người không thực hiện hành vi phạm tội; có hành vi nguy hiểm nhưng hành vi đó hợp pháp; có hành vi nguy hiểm nhưng chưa đủ các yếu tố hoăc dấu hiệu cấu thành về một tội phạm cụ thể; có hành vi nguy hiểm nhưng không phạm vào bất cứ tội danh nào được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc có hành vi phạm tội nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội được quy định tại Điều 368 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Đối với 02 người đến 05 người;c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Đối với 06 người trở lên;

b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền (trong tố tụng hình sự) đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử người mà họ biết rõ là họ không phạm tội.

Các yếu tố cấu thành tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội:

– Mặt khách quan.

Khởi tố người mà biết rõ họ không phạm tội: Được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền ký quyết định khởi tố đối với bị can.

Truy tố bị can mà biết rõ là họ không phạm tội: Được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát nhân dân ra quyết định truy tố bị can (thông thường do Viện trưởng Viện kiểm sát ký quyết định truy tố) ra trước Tòa án sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.

Xét xử và kết tội bị cáo mà biết rõ họ không phạm tội: Được thể hiện bằng việc ký vào bản án hình sự trong đó buộc bị cáo phải chịu hình phạt về một hoặc nhiều tội phạm.

–  Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đồng thời xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi nêu trên với lỗi cố ý và phải biết rõ bị can, bị cáo không phải là người đã thực hiện tội phạm (không có tội) nhưng đã khởi tố, truy tố hoặc kết án họ.

Tuy nhiên ở giai đoạn xét xử thì Hội đồng xét xử gồm có ba hoặc năm người thì không phải tất cả đều phải chịu trách nhiệm hình sự,  những người (thiểu số) không đồng ý với quyết định của bản án là kết án người không có tội của đa số thành viên Hội đồng xét xử khi nghị án thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này (cá thể hóa trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên ý kiến thiểu số đó phải được ghi rõ trong biên bản nghị án hoặc bằng văn bản bảo lưu ý kiến đó tại thời điểm nghị án.

– Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là loại chủ thể đặc biệt, đó là những người tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyển trong việc điểu tra, truy tố, xét xử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *