Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức

Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức

By admin - Tháng Mười Hai 11, 2018

Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức, được hiểu là hành vi viết, vẽ, tẩy, xóa… dưới mọi hình thức làm sai lệch nội dung của hộ chiếu, thị thực hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng các giấy tờ đó để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 340 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức:

– Mặt khách quan.

– Có hành vi sửa chữa các loại giấy tờ sau:

+ Hộ chiếu: Hộ chiếu Việt Nam gồm: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao.

+ Thị thực: Gồm các loại: Thị thực xuất cảnh; thị thực nhập cảnh; thị thực xuất – nhập cảnh; thị thực nhập, xuất cảnh; Thị thực quá cảnh.

+ Hộ khẩu: Sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Giấy chứng nhận chuyển đi…

+ Hộ tịch: Gồm giấy khai sinh, khai tử, giấy chứng nhận kết hôn…

+ Các loại giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức như: Giấy chứng nhận gia đình có công với cách mạng…

Việc sửa chữa các giấy tờ nêu trên làm cho nội dung của các giấy tờ đó bị sai lệch thông qua việc tẩy, xóa, cạo, thêm, bốt câu, chữ, dấu (như ? hoặc thay hình ảnh…

– Đồng thời có hành vi sử dụng các giấy tờ tài liệu nói trên sau khi đã được sửa chữa để thực hiện hành vi trái pháp luật (như sửa chữa tên họ trong hộ chiếu để xuất cảnh trái phép…).

– Dấu hiệu khác: Người thực hiện hành vi trái pháp luật nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

+ Trường hợp chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này (như nêu ở mặt khách quan) mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

+ Ngoài ra, nếu hành vi trái pháp luật mà có đủ dấu hiệu cấu thành một tội phạm độc lập khác thì họ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó.

–  Khách thể: Hành vi sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận về các tài liệu khác của các cơ quan, tổ chức xâm hại đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

–  Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *