Thủ tục và những lưu ý sau khi đổi tên doanh nghiệp

Thủ tục và những lưu ý sau khi đổi tên doanh nghiệp

By admin - Tháng Mười Một 29, 2018

1. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Khi muốn thay đổi tên, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Nội dung thông báo bao gồm:

– Tên hiện tại, mã số doanh nghiêp, mã số thuế hoặc Giaays chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

– Tên dự kiến thay đổi;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thay đổi tên doanh nghiệp.

Lưu ý tên dự kiến của doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy định về tên doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.

Thời hạn đăng ký thay đổi là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

2. Lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp

– Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Do đó nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện hai thông tin:

+ Tên doanh nghiệp;

+ Mã số doanh nghiệp.

Khi thay đổi tên doanh nghiệp thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Kể từ ngày 01/07/2015, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhiều hơn một con dấu thì các con dấu của doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.

Hiện nay, doanh nghiệp khắc dấu có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp (không phải đăng ký mẫu dấu). Sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp lưu ý giữ lại Giấy công bố mẫu dấu để xuất trình khi thưc hiện thủ tục tại ngân hàng hoặc các đơn vị khác.

In ấn lại hóa đơn VAT: Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp.

– Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan: Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…

Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay dổi theo tên mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *