Quy định về Cổ phần phổ thông trong Công ty Cổ phần

Quy định về Cổ phần phổ thông trong Công ty Cổ phần

By admin - Tháng Bảy 9, 2018

Quy định về Cổ phần phổ thông trong Công ty Cổ phần

Trong công ty cổ phần, cổ phần không chỉ có một mà bao gồm nhiều loại cổ phần khác nhau, trong đó có Cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 114, 115 Luật doanh nghiệp 2014.

Tuy nhiên, đối với cổ đông sáng lập thì có một số vấn đề cần lưu ý, theo Khoản 2 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Và Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Nghĩa vụ phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông là một nghĩa vụ luật định. Việc bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua 20% cổ phần phổ thông nhằm làm cho mối quan hệ của họ và công ty gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên cơ sở cho sự gắn kết về quyền lợi giữa các cổ đông này với công ty. Theo khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Sau ba năm theo Khoản 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

3. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Thời hạn ba năm này được hiểu là khoảng thời gian cần thiết để 1 công ty có được sự hoạt động ổn định. Việc giới hạn này không chỉ có ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty mà còn nhằm bảo đảm cho quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng, tránh được các rủi ro trong những ngày đầu hoạt động của công ty.

Trong công ty cổ phần, pháp luật về doanh nghiệp không chấp nhận tình trạng “nợ vốn”. Theo khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Về mặt lý thuyết cũng có thể xảy ra trường hợp là cổ đông sáng lập đăng ký một số lượng cổ phần phổ thông nhưng sau đó lại không mua. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lí theo 1 trong các cách sau đây:

– Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phẩn đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

– Một hoặc 1 số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

– Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty;

– Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *