Pháp luật dân sự về hợp đồng gia công

Pháp luật dân sự về hợp đồng gia công

By admin - Tháng Sáu 20, 2018

 Pháp luật dân sự về hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là một trong những hợp đồng khá thông dụng hiện nay, được giao kết khi một bên có nhu cầu, đưa chỉ dẫn cho một bên thực hiện “gia công” tạo ra sản phẩm và nhận thù lao. Hợp đồng gia công cũng là một hoạt động dịch vụ, tuy nhiên so với hợp đồng dịch vụ thì nó đặc thù hơn. Ở góc độ lý luận có thể coi hoạt động dich vụ là chung, hợp đồng gia công là riêng là đặc thù.

Hợp đồng gia công là một trong những hợp đồng khá thông dụng hiện nay. 

                                                      Hợp đồng gia công
Khái niệm Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công

(Điều 542 Bộ Luật dân sự 2015)

Đặc điểm + Là một hợp đồng dịch vụ mang tính chất đặc thù;

+ Gia công là thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm (Trước khi hợp đồng ký kết chưa có sản phẩm, sau khi ký kết có sản phẩm);

+ Sản phẩm phải được tạo ra từ sự chỉ dẫn của bên đặc gia công (người gia công chỉ phải làm ra sản phẩm phù hợp đặc tính);

+ Người gia công chuyển hóa nguyên vật liệu ban đầu thành sản phẩm (nếu nguyên vật liệu ban đầu và sản phẩm tạo ra không có sự khác biệt thì không phải gia công);

+ Nội dung gia công có thể thay đổi trong quá trình thực hiện (khoản 2 Điều 549).

Quyền các bên trong hợp đồng Bên gia công: Điều 547 Bộ luật dân sự 2015

+ Nhận thù lao;

+ Yêu cầu đưa ra chỉ dẫn;

+ Từ chối thực hiện theo chỉ dẫn theo trường hợp luật định.

Bên đặt gia công: Điều 545 Bộ Luật dân sự 2015

+ Nhận sản phẩm gia công đúng chất lượng, phù hợp yêu cầu đưa ra;

+ Thay đổi chỉ dẫn trong quá trình gia công;

+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ các bên trong hợp đồng Bên nhận gia công: Điều 546 Bộ luật dân sự 2015

+ Phải đảm bảo sản phẩm phù hợp chất lượng mà các bên đã thỏa thuận (khoản 3 điều 550, Điều 551);

+ Bảo quản nguyên vật liệu, thông tin,…;

Bên đặt gia công: Điều 544 Bộ luật dân sự 2015

+Trả thù lao;

+ Cung cấp nguyên vật liệu ban đầu;

+ Chỉ dẫn.

Lưu ý: Thông thường quyền và nghĩa vụ các bên được ấn định tại thời điểm giao kết tuy nhiên quyền nghĩa vụ các bên có thể thay đổi trong quá trình thực hiện.
Chịu trách nhiệm về rủi ro Điều 548 Bộ luật dân sự 2015

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

+ Trước khi giao sản phẩm, ai là chủ sở hữu nguyên vật liệu thì chịu rủi ro với nguyên vật liệu và sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu;

+ Bên đặt gia công chậm nhận thì chịu rủi ro trong thời gian chậm;

+ Bên nhận gia công chậm giao thì chịu rủi ro đối với sản phẩm.

Chấm dứt hợp đồng gia công + Hợp đồng gia công có thể chấm dứt theo căn cứ trong quy định chung của BLDS như theo thỏa thuận hoặc hợp đồng hoàn thành;

+ Đơn phương chấm dứt (Điều 551);

+ Khi hợp đồng gia công chấm dứt nguyên vật liệu còn thì phải hoàn trả vật liệu ban đầu cho bên đặt gia công (Điều 558).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *