Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất
Thu hồi đất là việc bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền và lợi ích của các chủ thể đang sử dụng đất nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước, xã hội hoặc để xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Trưng dụng đất là việc đất do nhà nước trực tiếp sử dụng, phạm vi thu hồi hẹp và có tính tạm thời phục vụ cho mục đích nào đó.
Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất:
– Luật điều chỉnh:
+ Thu hồi đất: Do luật đất đai và các văn bản khác điểu chỉnh.
+ Trưng dụng đất: Do luật trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.
– Mục đích:
+ Thu hồi đất: Nhằm thực hiện theo quy hoạch tổng thể, ví dụ như thu hồi đất nhà nước để xây dựng khu công nghiệp nhưng lợi ích kinh tế là chính.
+ Trưng dụng đất: nhằm bảo vệ quốc phòng an ninh và vì lợi ích quốc gia.
– Đền bù:
+ Thu hồi đất: có sự thỏa thuận trên cơ sở khung giá nhà nước. Thu hồi đất thì có trường hợp đền bù, có trường hợp không có đền bù
+ Trưng dụng đất: theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trưng dụng phải có sự đền bù, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
– Về chuyển giao quyền sử dụng:
+ Thu hồi đất: chuyển giao quyền sử dụng từ cá nhân hoặc tập thể sang cá nhân, tập thể khác.
+ Trưng dụng đất: từ cá nhân, tập thể sang nhà nước.
– Lý do :
+ Thu hồi đất: căn cứ vào nhu cầu mục đích quốc phòng an ninh sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, cố tình hủy hoại đất, đất lấn chiếm, giao đất không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, do vi phạm pháp luật.
+ Trưng dụng đất: khi có tình trạng khẩn cấp như chiến tranh, hỏa hoạn, thiên tại, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước của tổ chức, tài sản tính mạng của nhân dân