phân biệt cầm đồ và cầm cố
Phân biệt cầm đồ và cầm cố
Cầm đồ và cầm cố đều là hành vi xác lập giữa hai bên, một bên tiến hành giao tài sản cho bên kia nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng ở hai loại hình này lại khác nhau được phân biệt với nhau như sau:
Cầm đồ | Cầm cố | |
Cơ sở pháp lý | Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện | Bộ luật dân sự 2015 |
Khái niệm | Cầm đồ là 1 hoạt động kinh doanh có điều kiện, thuộc nhóm ngành nghề “dịch vụ hỗ trợ tài chính”.
|
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. |
Loại hình hoạt động | Là một ngành nghề kinh donah có điều kiện
Là một loại hình dịch vụ |
Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự |
Đặc điểm | + Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
+ Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố + Quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố – được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ… |
+ Đòi hỏi có sự chuyển giao tài sản
+ Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế, phải được lập thành văn bản |
Mục đích | – Cầm đồ chỉ tên gọi một loại hình kinh doanh dịch vụ theo đó mục đích của việc cầm đồ cũng giống với cầm cố.
|
Dùng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (trả tiền vay), nếu bên cầm cố không có khả năng trả tài sản cầm cố sẽ bị xử lý |
Như vậy, cầm đồ bản chất là cầm cố nhưng được tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn dưới hình thức một loại hình dịch vụ kinh doanh.