MAI PHONG LAWFIRM- Khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp thì có thể bị truy cứu tránh nhiệm hình sự.

MAI PHONG LAWFIRM- Khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp thì có thể bị truy cứu tránh nhiệm hình sự.

By admin - Tháng Chín 8, 2022

                 MAI PHONG LAWFIRM – Trong cuộc sống quyền về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người có vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt là quyền con người. Nhà nước ta luôn ưu tiên bảo đảm quyền sống của mọi người dân, bởi vậy, khi có hành vi xâm phạm đến quyền được sống của con người thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc không cứu giúp người khác khi người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đây cũng được coi là hành vi vi phạm pháp luật và cũng bị xử lý theo BLHS.

            Căn cứ theo Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định cụ thể như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

*** Dấu hiệu pháp lý của tội phạm này:

  • Chủ thể của tội phạm:

          Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn. Đây cũng có thể xem là dạng chủ thể đặc biệt.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

         Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp

  • Khách thể của tội phạm:

         Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đã gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác. Do đó khách thể trực tiếp của tội phạm này là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Trong trường hợp này, người phạm tội đã không tuân thủ xử sự cứu giúp người khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi:

          Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi không hành động phạm tội. Ở đây, người phạm tội đã không thực hiện hành vi cứu giúp người khác mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này do sợ bị hiểu nhầm; sợ liên quan, phiền phức; quan niệm lạc hậu dẫn đến hậu quả người không được cứu giúp chết.

       *** Để xác định đúng hành vi không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện dẫn đến hậu quả người đó chết, cần làm rõ một số chi tiết:

  • Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, tình trạng nguy hiểm đang diễn ra hết sức khẩn cấp, tự thân nạn nhân không khắc phục được đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu không có sự cứu giúp hoặc không cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến sự nguy hại cho tính mạng của nạn nhân.
  • Dấu hiệu “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là việc người phạm tôi ý thức được nạn nhân và tình trạng nguy hiểm của nạn nhân bằng các cách khác nhau như nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân bằng trí thức khoa học, kinh nghiệm bản thân (Ví dụ: Một bác sĩ gặp một nạn nhân bị thương tích sau khi xem xét vị trí vết thương có thể sơ bộ đánh giá tình trạng nguy hiểm của nạn nhân).
  • Người phạm tội là người có điều kiện cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người mà đã không cứu giúp. Điều kiện ở đây được hiểu là khả năng của bản thân cũng như các điều kiện hoàn cảnh cụ thể bên ngoài hoàn toàn cho phép người phạm tội có khả năng cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác nhưng người phạm tội đã không cứu giúp. Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết (Ví dụ: Nạn nhân được người khác cứu giúp) thì không cấu thành tội này.

+ Hậu quả:

         Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội có cấu thành vật chất hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

        Vì vậy, khi một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

          Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, hướng dẫn liên quan đến các vấn đề trên,
xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *