GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Quan hệ hợp đồng là quan hệ dân sự, trong trường hợp các vấn đề về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì thuộc sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Hệ thống pháp luật quốc gia nào cũng xây dựng cho mình quy định điều chỉnh cho hợp đồng vậy khi phát sinh xung đột pháp luật giưa các nước trong lĩnh vực hợp đồng thì việc điều chỉnh quan hệ đó sẽ như thế nào. Trong bài viết này người viết đề cập đến xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng và giải quyết sự xung đột pháp luật đó
Thì trong trường hợp có xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng thì pháp luật được áp dụng được xác định theo hai trường hợp:
+ Các bên có thỏa thuận chọn luật
+ Các bên không có thỏa thuận chọn luật
Trường hợp 1 Các bên có thỏa thuận chọn luật
CSPL: Khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ Việt- Nga, Khoản 1 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015
- Luật các bên chọn được ưu tiên xem xét áp dụng nếu thỏa các điều kiện chọn luật sau:
+ Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế có quy định chọn luật
+ Không trái nguyên tắc cơ bản
+ Là quy phạm thực chất
Nguồn luật được chọn: Tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế
Lưu ý: Điều khoản chọn luật không nhất thiết nằm trong hợp đồng: Do luật Việt Nam không nói rõ không bắt buộc nếu bắt buộc thì hạn chế ý chí, tự do các bên
Thời điểm thỏa thuận: Thỏa thuận chọn luật bất kỳ giai đoạn nào thường là trước khi có tranh chấp, nhiều trường hợp thỏa thuận tại tòa tòa án vẫn chấp nhận
Thay đổi thỏa thuận chọn luật: Khoản 6 Điều 683
Các bên có thể chọn nhiều luật để điều chỉnh (điều chỉnh theo phần) quân hệ hợp đồng (vì ở đây pháp luật Việt Nam không cấm).
Trường hợp 2: Các bên không có thỏa thuận chọn luật
+ Hiệp định tương trợ Việt-Nga: điều 36 Pháp luật nơi bên thực hiện nghĩa vụ thường trú thành lập hoặc có trụ sở
+ Pháp luật Việt Nam: Khoản 2 Điều 683 BLDS 2015, pháp luật nước có quan hệ gắn liền nhất
Các trường hợp ngoại lệ:
Không thỏa điều kiện chọn luật trong trường hợp:
+ Bất động sản: Luật nơi có bất động sản
+ Pháp luật các bên lựa chọn ảnh hưởng tới quyền tối thiểu của người lao động: Pháp luật
+ Thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng nhưng việc thay đổi không ảnh hưởng lợi ích của bên thứ 3