ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐƯỢC TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO??

By admin - Tháng Tư 1, 2019

– Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

  1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
  2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
  3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
  4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Căn cứ Điều 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:

– Cấp chính quyền địa phương gồm có:

+ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+  Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

+ Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn

– Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (Khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).

– Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

– Ủy ban nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định. (Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *