Định giá tài sản bảo đảm
Khách hàng có một câu hỏi như sau: Luật sư cho tôi hỏi định giá tài sản bảo đảm dựa vào những tiêu chí gì?
Luật sư tư vấn:
Điều 306 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về định giá tài sản bảo đảm:
“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quả trình định giá tài sản bảo đảm“.
Khi xử lý tài sản thì cần phải định giá tài sản một cách khách quan đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến giá trị tài sản được định giá. Các phương thức định giá gồm:
– Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Nếu không thỏa thuận sẽ xác định thông qua tổ chức định giá tài sản.
Thông thường việc định giá tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận để đảm bảo sự thống nhất ý chí của các bên liên quan đến quyền và lợi ích của mình, thậm chí loại bỏ rủi ro cho các bên, đặc biệt bên nhận bảo đảm. Thực tế, việc định giá khi các bên không thỏa thuận được mà nhờ chủ thể tổ chức định giá sẽ tôn kém về chi phí, thời gian nhiều hơn là chủ thể thứ ba.
– Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
Kể cả các bên thỏa thuận hoặc tổ chức định giá tài sản phải thực hiện việc định giá thì việc định giá phải đảm bảo khách quan, phù hợp với giá thị thường.
– Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
Khi có cơ sở chứng minh cho việc tổ chức định giá có hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại thì tổ chức định giá phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.