Che giấu tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015

Che giấu tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015

By admin - Tháng Mười 22, 2018

Khách hàng có hỏi một câu như sau: Anh trai em do xích mích với B và đã đánh B bị gẫy xương sườn và bầm tím nhiều chỗ. Do sợ bị công an bắt nên anh em trốn lên nhà bà ngoại em ở tỉnh khác. Bà ngoại em không hề biết sự việc, đến khi mẹ em kể bà ngoại em mới biết. Sau đó bà em không đi tố giác. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này bà em có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Luật sư tư vấn

1. Khái niệm che giấu tội phạm 

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, che giấu tội phạm được quy định như sau:

Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này qui định.

Sở dĩ, hành vi che giấu tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, là một tội phạm vì nó gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, cản trở việc tìm ra và xử lý người phạm tội, cản trở việc khắc phục hậu quả của tội phạm và có khi còn khuyến khích người phạm tội.

Theo như khái niệm ở trên thì bà ngoại bạn là người che giấu tội phạm. Bởi bà bạn che dấu người phạm tội là anh bạn, cho người phạm tội ẩn náu trong nhà mình hoặc một nơi nào khác hoặc biết người phạm tội đang ở đâu nhưng không khai báo và tìm mọi cách che dấu để người khác không biết được.

2. Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu tội phạm

Người che giấu tội phạm chứa chấp, nuôi dưỡng, giúp đỡ người phạm tội trốn tránh pháp luật hoặc xoá bỏ, tiêu huỷ dấu vết chứng cứ của tội phạm, cất giấu, huỷ bỏ tang vật của tội phạm.

Tuy nhiên, với một số người như cha, mẹ, anh chị….. thì khi thực hiện hành vi che giấu tội phạm là người thân trong gia đình, việc loại bỏ xuất phát từ văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng qui định tại Điều 389 thì các chủ thể đặc biệt này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự mà không có bất kỳ sự ngoại lệ nào.  Pháp luật đã quy định một số trường hợp những người thân có hành vi che giấu tội phạm nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

” Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Do vậy, bà ngoại bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu anh bạn không phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *