Xử lý tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Xử lý tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

By admin - Tháng Mười Một 16, 2018

Khách hàng có hỏi một câu như sau: Từ khi em còn nhỏ bố em đã bỏ đi và gia đình không biết tung tích của bố em. Mẹ em đã làm đơn lên Tòa án yêu cầu tuyên bố bố em mất tích, sau đó mẹ em làm đơn ly hôn với bố em. Tất cả được thi hành án, nhưng tài sản thì không yêu cầu chia. Vậy theo pháp luật tài sản của bố em được chia như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết tại Điều 72 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Như vậy, tài sản của bố bạn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế như đối với người đã chết.

Trường hợp này, phần tài sản mà bố bạn để lại được xác định là không có di chúc. Do đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì phần tài sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, tại Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Như vậy, trong trường hợp này, những người thừa kế hợp pháp của bố bạn ờ hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, những người thừa kế sẽ được hưởng một phần bằng nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *